Tết Nguyên Đán Phong Tục Cổ Truyền Của Người Việt

24/06/2020

Trong những ngày Tết, các thành viên trong gia đình dù có đi đâu xa cũng đều trở về sum họp, quay quần bên nhau. Dưới đây là những phong tục truyền thống đẹp của người Việt trong dịp Tết.

1. Gói bánh chưng

Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết của người Việt cho tới ngày nay. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

Bởi vì đây là loại bánh gần gũi với nông dân, mang ý nghĩa to lớn nên người Việt chúng ta chọn chúng làm lễ vật trong thờ cúng tổ tiên, qau đó thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn.

Gói bánh chưng là hoạt động không thể thiếu ngày Tết

2. Dọn dẹp nhà cửa

Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa là để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Trong ngày này, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày tết, các vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng cho nhà cửa trông mới mẻ hơn.

Ngoài ra đây cũng là lúc chúng ta xem lại các món nợ cần phải trả, nếu có đủ khả năng thì buộc phải trả trước Tết, không nên để qua năm mới.

3. Đi chợ tết

Người xưa đi chợ Tết chủ yếu là để mua lá dong, mua thịt, mua hành gói bánh chưng. Người Việt còn có thú chơi hoa và bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Các loài hoa ưa chuộng không thể thiếu ngày Tết đó là hoa đào, hoa mai, hoa hải đường, lay ơn, thược dược,… Mâm ngũ quả thì tùy thuộc vào vùng miền mà có các loại quả khác nhau. Tất cả đều mang ý nghĩa: vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phúc lộc tràn đầy,…

Không giống với những phiên chợ ngày thường, chợ Tết bao giờ cũng đông vui, nhộn nhịp hơn hẳn, mọi người đi chợ Tết không chỉ để mua sắm những đồ dùng thiết yếu trong ngày Tết mà còn để gặp mặt nhau trò chuyện, tận hưởng cái không khí ngày giáp Tết.

Chợ Tết thường được diễn ra trên một bãi đất rộng, ở đó có bán đủ các thức đồ cần thiết, người lớn thì sắm đồ Tết, trẻ con cũng lẽo đẽo theo sau để được bà, được mẹ mua cho bộ quần áo mới, ai nấy đều tay cầm giỏ nặng trĩu.

4. Thăm mộ tổ tiên

Đây là một phong tục cổ truyền phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Trước Tết, con cháu trong gia tộc sẽ tranh thủ tề tựu đông đủ, cùng nhau đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến.

5. Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.

Mâm ngũ quả bắt nguồn từ ngũ hành của phương Đông, 5 yếu tố chính tạo nên đất trời sự vật là là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Ngũ là một con số rất tốt trong phong thuỷ, được coi là sự bền vững mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, dâng mâm ngũ quả ngày Tết được quan niệm như là mọi tinh hoa dâng lên chúa trời, mong cầu một năm phát triển. Ở Việt Nam ta, tuỳ theo vùng miền mà 5 loại trái cây sẽ khác nhau.        

Ở miền Bắc, 5 loại trái cây trên mâm ngũ quả sẽ được chọn theo 5 màu của ngũ hành, thông thường sẽ là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Nếu ở miền Trung không đặt nặng loại hoa quả gì thì miền Nam lại chọn quả theo tên “cầu sung vừa đủ xài”, với mong muốn một năm sung túc, đầy đủ.

Mâm ngũ quả không thể thiếu trong ngày Tết

6. Đón Giao Thừa

Giao thừa là thời khắc quan trọng của năm, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi mà đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa được gọi là lễ trừ tịch, diễn ra vào phút cuối cùng của năm. Nó có ý nghĩa rằng: mọi điều xấu của năm cũ được đem bỏ hết để đón chào những điều tốt đẹp sắp đến của năm mới. Lễ cúng giao thừa theo truyền thống được thực hiện ở ngoài trời.   

Đón giao thừa là thời khắc quan trọng

7. Xông Đất

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất.

Theo quan niệm của người Việt ta thì người xông đất đầu năm rất quan trọng. Các gia đình thường lựa chọn những người hợp tuổi gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình. Người xông đất là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới sau khi đón giao thừa, năm mới đến.

8. Hái Lộc

Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Hoạt động hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng 1 Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà, cả năm đầy đủ, giàu có.

Hái lộc đầu năm là nét đẹp truyền thống người Việt

9. Chúc Tết và Mừng Tuổi

Ngay trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc mừng năm mới, chúc thọ và mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu sẽ được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại với những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ. Phong tục này mang ý nghĩa lấy may với người lì xì và cũng kèm theo những lời chúc đến con cháu hay ăn chóng lớn, họ hành giỏi giang, vui vẻ và ngoan ngoãn trong tuổi mới. Tiền mừng tuổi ngày Tết không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà là quan trọng nhất là ở ý nghĩa.

Chúc Tết với lì xì và quà đầu năm với ý nghĩa mừng tuổi mới

Tết là mở đầu của một năm mới, bởi vậy ai cũng mong mình sẽ đạt được những điều may mắn trong năm tới, do đó có những phong tục ngày Tết dường như đã ăn sâu bám rễ trong đời sống người Việt, trở thành một phần không thể thiếu, thành một thói quen trong văn hóa của người Việt, nó cũng chính là truyền thống tốt đẹp mà mọi người cần trân trọng và làm theo.

>> Xem thêm các mẫu giỏ quà tặng Tết tại đây

QÙA TẾT CỐNG QUỲNH

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Trường Vân          MST: 0312840445

Địa chỉ: 20 Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Quận 1, TP.HCM

CN Thủ Đức: 33 Đường 48, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP HCM

Hotline:  0933 138 885  -   0906 986 885   

Tel: 028 38374987 - 028 6270 0998

Email: kinhdoanh@congquynh.vn             quatet.info.vn@gmail.com

Website: quatet.congquynh.vn                 quatet.info.vn

Facebook: facebook.com/quatetcongquynh

Địa chỉ: 59 Nguyễn Khắc Nhu, P.Cô Giang, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0906 309 885
Hỗ trợ trực tuyến

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.